Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập những gì?

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập những gì? Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào theo quy định?

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính là gì?

Theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính
1. Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
2. Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
3. Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập do Ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Việc xác định mức tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do Ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập những gì?

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập những gì? (Hình từ Internet)

Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm tổ chức nào?

Theo Điều 9 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Viên chức 2010 quy định chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức như sau:

- Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập những gì?
Pháp luật
Thông tư 09 2024 BLĐTBXH hướng dẫn định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực lao động, xã hội thế nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên có bắt buộc phải bố trí vị trí kế toán trưởng không?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo chức năng, nhiệm vụ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Biên chế suốt đời là gì? 03 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời? Nội dung hợp đồng làm việc của viên chức?
Pháp luật
Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Chi tiết đất xây dựng công trình sự nghiệp từ ngày 01/8/2024 gồm những loại đất nào tại Nghị định 102/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Hình thức cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập? Xử lý số tiền thu được từ việc cho thuê tài sản thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện mỗi năm bao nhiêu lần?
Pháp luật
Miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng từ 9/9/2024 trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
28 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào