Hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng có vi phạm pháp luật? Mạng lưới kết nối của không gian mạng?

Mạng lưới kết nối của không gian mạng gồm những mạng nào? Hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng có vi phạm pháp luật không? Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định thế nào?

Mạng lưới kết nối của không gian mạng gồm những mạng nào?

Mạng lưới kết nối của không gian mạng gồm những mạng nào thì căn cứ theo Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
3. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát.
...

Theo đó, không gian mạng được giải thích là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Như vậy, mạng lưới kết nối của không gian mạng bao gồm:

(1) Mạng viễn thông;

(2) Mạng Internet;

(3) Mạng máy tính;

(4) Hệ thống thông tin;

(5) Hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu.

Hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng có vi phạm pháp luật? Mạng lưới kết nối của không gian mạng?

Hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng có vi phạm pháp luật? Mạng lưới kết nối của không gian mạng? (Hình từ Internet)

Hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ tại Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 có quy định một số hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
...

Theo đó, hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.

Đối chiếu với quy định tại Điều 9 Luật An ninh mạng 2018 về việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng thì người nào hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định thế nào?

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định tại Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 như sau:

(1) Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

(2) Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em;

+ Ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em;

+ Kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.

(4) Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.

(5) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

An ninh mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH MẠNG
Phòng chống mại dâm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động mại dâm, đăng tải video dâm ô trên không gian mạng có vi phạm pháp luật? Mạng lưới kết nối của không gian mạng?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng tỉnh Bắc Giang 2024 ứng xử và phòng tránh thông tin giả trên không gian mạng?
Pháp luật
Thẩm định an ninh mạng để làm gì? Ai thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ?
Pháp luật
Đánh giá điều kiện về an ninh mạng được thực hiện vào thời điểm nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mã độc là gì? Đặc điểm nhận dạng mã độc? Phát tán mã độc chiếm đoạt dữ liệu đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Cafe đèn mờ là gì? Sử dụng việc mua bán dâm làm phương thức kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền? Cafe đèn mờ có phải là hoạt động mại dâm không?
Pháp luật
Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, chủ quán có bị đi tù không? Cà phê đèn mờ là nơi dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm?
Pháp luật
Tình huống cho là nguy hiểm về an ninh mạng là những tình huống nào? Trách nhiệm phòng ngừa và biện pháp xử lý như thế nào?
Pháp luật
Nguồn lực chủ yếu bảo vệ an ninh mạng xuất phát từ đâu? Khi nào cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng?
Pháp luật
Học ngành an ninh mạng trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh mạng
68 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh mạng Phòng chống mại dâm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh mạng Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống mại dâm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ quy định về An ninh mạng và an toàn thông tin trên không gian mạng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào