Tại sao có đến 134.284 cán bộ, công chức không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?

Tại sao có đến 134.284 cán bộ, công chức không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Tại sao có đến 134.284 cán bộ, công chức không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024?

Trên tinh thần thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, tiền lương của cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động sẽ đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Riêng khu vực công, dự kiến từ năm 2025 sẽ tăng lương bình quân 7%/năm cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn có những cán bộ công chức sẽ không được tăng lương khi thực hiện cải cách tiền lương.

Lý giải cho việc tại sao có đến 134.284 cán bộ công chức không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024 như sau:

Theo Bộ trưởng Nội vụ cho biết qua rà soát, khi thực hiện cải cách tiền lương, 5 bảng lương mới sẽ thay thế cho bảng lương theo hệ số hiện nay đã tồn tại từ năm 2004. Theo đó, hệ thống bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản lý, loại bỏ hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù.

Bên cạnh đó, có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần), chiếm khoảng 6,78% so với tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách.

Bởi lẽ, đối với các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế chính sách khoán chi hoặc đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù khi thực hiện cải cách tiền lương thì phải áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất; bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.

Vì vậy, khi cải cách tiền lương, các trường hợp này vẫn phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới. Và khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, tiền lương mới, kể cả phụ cấp của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.

Như vậy, trước những lý do trên dự kiến sẽ có khoảng 134.284 cán bộ công chức sắp tới không được tăng lương khi cải cách tiền lương.

Tại sao có đến 134.284 cán bộ, công chức không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?

Tại sao có đến 134.284 cán bộ, công chức không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? 

Vì sao nhiều khoản phụ cấp khi cải cách tiền lương 2024 bị bãi bỏ ?

Căn cứ điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 quy định như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

Theo đó, lý do của việc cắt bỏ một số khoản phụ cấp được lý giải như sau:

- Đối với phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ.

- Phụ cấp công vụ: Do đã đưa vào trong mức lương cơ bản

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề

Bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức ra sao sau cải cách tiền lương?

Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức ra sau cải cách tiền lương như sau:

- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vì sao chưa cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm theo Nghị quyết 27?
Pháp luật
Lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 theo chỉ đạo mới nhất Thủ tướng Chỉnh phủ?
Pháp luật
Toàn văn Quyết định 918 ngày 27/8/2024 triển khai cải cách tiền lương theo Kết luận 83 và Nghị quyết 142?
Pháp luật
Nội dung triển khai cải cách tiền lương tại Quyết định 918/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định về tiền lương, lương hưu và trợ cấp theo Quyết định 918/QĐ-TTg?
Pháp luật
Đã có Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận 83 và Nghị quyết 142 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu?
Pháp luật
Lương giáo viên được xếp cao nhất và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng theo Kết luận 91?
Pháp luật
Công thức tính tiền lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang?
Pháp luật
03 đối tượng khu vực công được xây dựng 02 bảng lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Pháp luật
Mức tăng lương 7% mỗi năm sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 không áp dụng đối với nhóm cán bộ, công chức viên chức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
570 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem và tải trọn bộ các văn bản về lương cơ sở 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào