Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện ĐTM là gì?

Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là gì? - Câu hỏi của anh Phú tại Bình Phước.

Dự án đầu tư nhóm II thuộc đối tượng không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thì có cần xin cấp giấy phép môi trường hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Theo đó, dự án đầu tư nhóm II không phân biệt có thuộc đối tượng không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hay không. Thì khi phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức, đều phải xin cấp giấy phép môi trường.

Tải về Mẫu giấy phép môi trường mới nhất hiện nay.

Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện ĐTM là gì?

Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện ĐTM là gì? (Hình từ Internet)

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định thế nào?

Hiện nay, Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tai Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Tải Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tại đây.

Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thì nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- Thông tin chung về dự án đầu tư: tên dự án, chủ dự án; địa điểm thực hiện dự án; cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án;

Quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất, lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến dự án;

- Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có);

- Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không phải thực hiện); đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác;

Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn thải, tiếng ồn, độ rung; đánh giá, dự báo tác động của dự án tới đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, dòng chảy, sạt lở, bồi lắng, xâm nhập mặn và xã hội (nếu có);

- Đề xuất kế hoạch, các biện pháp xử lý chất thải kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng (thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của các công trình bảo vệ môi trường, hạng mục công trình xử lý chất thải, các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, thiết bị quan trắc tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) và thiết bị xử lý khác (kèm theo CO/CQ, nếu có),

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, các công trình lưu giữ chất thải và công trình, thiết bị liên quan; kế hoạch xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì, quản lý hạng mục xả thải và công trình xử lý chất thải, kèm theo dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;

- Các nội dung bảo vệ môi trường đặc thù: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải, trong báo cáo đề xuất phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Đối với dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển, trong báo cáo đề xuất phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.

Đối với dự án đầu tư gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học, trong báo cáo đề xuất phải có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong báo cáo đề xuất phải có đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;

- Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả của công trình xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc dự án có công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

- Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

Giấy phép môi trường Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giấy phép môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không phải thực hiện ĐTM là gì?
Pháp luật
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM trước khi vận hành thử nghiệm có nội dung chính là gì?
Pháp luật
Có cần làm Giấy phép môi trường khi đã được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hay không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường? Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gồm những tài liệu nào? Thời hạn cấp giấy phép môi trường tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ là bao lâu?
Pháp luật
Đối tượng nào bắt buộc phải có giấy phép môi trường? Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có phải làm Giấy phép môi trường đối với các dự án đã hoạt động trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực không?
Pháp luật
Giấy phép môi trường thành phần bao gồm những loại giấy phép nào? Chuẩn bị hồ sơ gì để được cấp giấy phép môi trường?
Pháp luật
Xin giấy phép môi trường ở đâu? Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bằng những phương thức nào?
Pháp luật
Giấy phép môi trường gồm những nội dung gì? Ai có thẩm quyền phê duyệt? Thủ tục cấp giấy phép môi trường thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép môi trường
10,749 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép môi trường

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ quy định về đánh giá tác động môi trường áp dụng năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào