Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là gì? Khi nào thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh?

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là gì? Thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ra sao theo quy định pháp luật?

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là gì?

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là gì thì căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.
3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.

Như vậy, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là gì? Khi nào thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh?

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là gì? Khi nào thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh? (Hình từ Internet)

Khi nào thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh?

Căn cứ quy định tại Điều 158 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

Các trường hợp và nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
1. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện trong trường hợp quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành.
2. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
b) Phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
c) Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới.

Như vậy, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện khi quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành.

Theo đó, thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định tại Điều 159 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cụ thể như sau:

(1) Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

(2) Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội quy định tại khoản (1) nêu trên quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Lưu ý: Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

- Phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

- Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới.

Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ra sao?

Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định cụ thể tại Điều 160 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

(1) Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích.

(2) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:

- Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;

- Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

- Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

- Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;

- Chủ tọa phiên họp kết luận;

- Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết;

- Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Theo đó, việc đăng Công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định tại Điều 161 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

(1) Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được đăng Công báo theo quy định tại Điều 150 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội và đăng tải, đưa tin theo quy định tại Điều 157 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

(2) Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được áp dụng cùng với văn bản được giải thích.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn văn dự thảo Nghị định về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là gì? Khi nào thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh?
Pháp luật
Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tải phụ lục Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH file word? Phụ lục Công văn 5512 của Bộ giáo dục file word cập nhật?
Pháp luật
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Công văn 3854 về việc giải đáp vướng mắc về kiểm sát về giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình?
Pháp luật
Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là văn bản nào? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Pháp luật
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam thì nghị định sẽ do cơ quan nào ban hành?
Pháp luật
Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật khẩn cấp theo thủ tục rút gọn để giải quyết hậu quả lũ lụt gây ra được không?
Pháp luật
Pháp lệnh là gì? Khi xây dựng pháp lệnh cần lấy ý kiến của những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật
80 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản quy phạm pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản quy phạm pháp luật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào