Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn? Đường link tham dự Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng là gì?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?

Tham khảo Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn 2024 dưới đây:

Câu hỏi 1: Theo Luật Viên chức năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ nào?

A. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

B. Kết quả thực hiện công việc và tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.

C. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết và quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức.

D. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp và việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

Câu hỏi 2: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, công dân tự mình hoặc thông qua tổ chức nào dưới đây để tham gia phòng, chống tham nhũng?

A. Thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên.

B. Thông qua cơ quan giám sát.

C. Thông qua cơ quan tiến hành tố tụng.

DThông qua cơ quan điều tra.

Câu hỏi 3: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân?

A. Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

B. Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

C. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

D. Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Câu hỏi 4: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao?

A. Quốc hội.

B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

D. Chính phủ.

Câu hỏi 5: Theo Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, đảng viên không được:

A. Tác động để bố, mẹ đi chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.

B. Tác động để bản thân đi du lịch bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.

C. Tác động để anh, chị, em ruột mình đi học tập bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.

D. Tất cả các đáp án.

Câu hỏi 6: Theo Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, thì đối tượng kiểm soát là?

A. Tổ chức, cá nhân được kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, bị thi hành kỷ luật đảng.

B. Tất cả các đáp án.

C. Cá nhân có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán.

D. Tổ chức (gồm cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Câu hỏi 7: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống tham nhũng?

A. Cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

B. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

C. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

D. Phản ánh khách quan, trung thực về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.

Câu hỏi 8: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định Nhân dân bàn và quyết định bằng các hình thức nào sau đây?

A. Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.

B. Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.

C. Tất cả các đáp án.

D. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.

Câu hỏi 9: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải làm gì?

A. Xem xét mức độ vi phạm, đưa ra biện pháp xử lý hành vi.

B. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

C. Đánh giá mức độ vi phạm, xem xét xử lý hành vi.

D. Họp cơ quan và xử lý nội bộ.

Câu hỏi 10: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo trong phòng, chống tham nhũng?

A. Đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.

B. Phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.

C. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

D. Đấu tranh chống tham nhũng.

Câu hỏi 11: Theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản kê khai, nộp bản kê khai thì tùy theo tính chất và mức độ mà bị xử lý bằng một trong các hình thức nào sau đây?

A. Xử lý hành chính.

B. Tất cả các đáp án.

C. Xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức.

D. Xử lý hình sự.

Câu hỏi 12: Theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, giải thích “Tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác cán bộ” là:

A. Là những cá nhân tham mưu, giúp việc về công tác cán bộ.

B. Là phòng ban tham mưu công tác cán bộ.

C. Là tập thể có thẩm quyền theo dõi công tác cán bộ.

D. Là cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, quyết định công tác cán bộ theo phân cấp và cơ quan tham mưu, chuyên môn giúp việc về công tác cán bộ.

Câu hỏi 13: Theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được công khai bao gồm những bản kê khai nào?

A. Bản kê khai lần đầu, bản kê khai phục vụ việc bổ nhiệm và bản kê khai hằng năm hoặc bản kê khai bổ sung liền trước đó.

B. Chỉ cần bản kê khai lần đầu.

C. Chỉ cần bản kê khai hằng năm.

D. Chỉ cần bản kê khai phục vụ việc bổ nhiệm.

Câu hỏi 14: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định có bao nhiêu hình thức để Nhân dân tham gia ý kiến?

A. 09 hình thức.

B. 10 hình thức.

C. 07 hình thức.

D. 08 hình thức.

Câu hỏi 15: Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ, người nào không được là thành viên Hội đồng kỷ luật công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý?

A. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật.

B. Đại diện Ban chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức.

C. Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.

D. Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức.

Câu hỏi 16: Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị, đã quy định bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán?

A. 06 nguyên tắc.

B. 03 nguyên tắc.

C. 04 nguyên tắc.

D. 05 nguyên tắc.

Câu hỏi 17: Hành vi nào sau đây tại Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị được coi là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án?

A. Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người kiến nghị, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan thuộc phạm vi được giao quản lý, phụ trách.

B. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng trái pháp luật các thông tin, tài liệu thu thập được từ các biện pháp nghiệp vụ.

C. Tất cả các đáp án.

D. Đe dọa, trả thù, trù dập, mua chuộc người tố giác tội phạm, người tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực liên quan đến bản thân mình hoặc người có quan hệ gia đình trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, thi hành án.

Câu hỏi 18: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” có hình phạt bổ sung nào sau đây?

A. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

C. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 06 năm.

D. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

Câu hỏi 19: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng?

A. Tuyên truyền, động viên người lao động, thành viên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

B. Kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.

C. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng.

D. Đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.

Câu hỏi 20: Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ, đâu không phải là hình thức kỷ luật được áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý?

A. Buộc thôi việc.

B. Cảnh cáo.

C. Hạ bậc lương.

D. Khiển trách.

*Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án tuần 2 - Ngày 5 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn? (Hình từ Internet)

Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được quy định tại Điều 2 Mục III Quyết định số 107/QĐ-BTC năm 2024 Tải về cụ thể như sau:

- Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến, cá nhân tham dự Cuộc thi sử dụng thiết bị cá nhân kết nối internet để đăng ký tài khoản và trả lời trực tiếp các câu hỏi tại địa chỉ:

- Https://timhieuchinhsachphapluat.langson.gov.vn;

- Trang Thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lạng Sơn https://pbgdpl.langson.gov.vn và;

- Banner Cuộc thi trên trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Lưu ý:

- Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn có 04 tuần thi, mỗi tuần thi có tổng số 50 câu hỏi; mỗi lượt dự thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi được hệ thống phần mềm lựa chọn ngẫu nhiên trong tổng số câu hỏi nêu trên và 01 câu hỏi phụ dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi trong mỗi tuần thi. Mỗi câu hỏi có 04 phương án trả lời và chỉ có duy nhất một phương án đúng, thời gian làm bài trong 20 phút.

- Mỗi thí sinh được dự thi tối đa 01 lượt/ngày; kết quả của tuần thi được tính cho lượt dự thi có kết quả tốt nhất; dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi đúng nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi (chọn số dự đoán đúng hoặc gần đúng nhất); thời gian thi nhanh nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng là gì?

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;

+ Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;

+ Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.

- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;

+ Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án tuần 2 cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024 chi tiết? Thể lệ cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024 chi tiết? Link tham gia cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
Pháp luật
Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội?
Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu văn bản pháp luật mới tỉnh Nghệ An mới nhất? Kết quả thi hằng tuần được đăng tải ở đâu?
Pháp luật
Tổng hợp đáp án các tuần Cuộc thi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông Tuần 4? Thể chế và công nghệ là gì của chuyển đổi số?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên mới nhất?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật của Sở Tư Pháp tỉnh Long An mới nhất? Cơ cấu giải thưởng như thế nào?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số và Ngày chuyển đổi số quốc gia tỉnh Thái Bình mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi trực tuyến
35 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cuộc thi trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào