10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng dẫn Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh?

10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng dẫn Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh? Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Căn cứ cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt là gì?

10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lụt theo hướng dẫn Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:

- Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

- Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

- Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

- Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

- Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

Ngoài ra, có thể tham khảo 10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt của Bộ Y tế như sau: TẢI VỀ

Sau bão lụt, vấn đề trọng tâm trước mắt đối với y tế là xử lý môi trường, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nước ăn uống sinh hoạt, phát hiện sớm và ngăn ngừa không để dịch bệnh xảy ra. Có kế hoạch chủ động bao vây và dập tắt dịch kịp thời. Để làm tốt công tác trên, ngành y tế các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh thường xuyên bị lũ lụt cần thực hiện tốt 10 biện pháp sau đây:

Một là, hướng dẫn và vận động nhân dân ăn chín, uống chín, dùng Cloramin B hoặc viên Aquatabs 67mg và những hoá chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước trước khi sử dụng. Hướng dẫn rộng rãi các biện pháp xử lý môi trường và xử lý nước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ở nơi nước rút, phải tổ chức thau rửa bể nước, giếng nước và dùng viên sủi Aquatabs 67mg hoaởc Cloramin B hoặc những hoá chất đã được Bộ Y tế khuyến cáo.

Hai là, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý và chôn cất xác người và động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hoá chất được Bộ Y tế chỉ định xử lý khi chôn cất.

Ba là, giám sát và quản lý các kho hoá chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc trong y tế tránh để phát tán ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất với UBND tỉnh có biện pháp tích cực nhằm tăng cường kiểm soát việc giết mổ, bán thịt gia súc, gia cầm.

Năm là, kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn...

Sáu là, tổ chức phun hoá chất diệt côn trùng tại các vùng có nguy cơ để đề phòng dịch sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh dịch khác do côn trùng truyền.

Bảy là, triển khai sử dụng các loại vắcxin phòng bệnh khi có chỉ định.

Tám là, khôi phục các cơ sở y tế, sửa chữa các nhà, trạm bị hỏng, có kế hoạch xây dựng mới các trạm bị nước cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng. Nhanh chóng khôi phục hoạt động của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng.

Chín là, hồi phục các máy móc và thiết bị ở các cơ sở y tế nhất là các bệnh viện.

Mười là, củng cố tủ thuốc thiết yếu tại các cơ sở y tế nhất là ở những nơi bị trôi hoặc hư hỏng do ngập ướt, đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân.

10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh?

10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh? (hình từ internet)

Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai là gì?

Theo Điều 14 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai
1. Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.
2. Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
3. Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.
4. Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.

Như vậy, nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:

- Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.

- Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

- Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.

- Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.

Căn cứ cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ là gì?

Theo Điều 16 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
1. Căn cứ tình hình thiên tai và thiệt hại, ảnh hưởng của thiên tai đến các mặt đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng; các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nhu cầu, hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống thiên tai và khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo.
...

Như vậy, căn cứ tình hình thiên tai và thiệt hại, ảnh hưởng của thiên tai đến các mặt đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng; các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nhu cầu, hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng dẫn Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh?
Pháp luật
Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Pháp luật
Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm là bao nhiêu?
Pháp luật
Cloramin B là gì? Có nên dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước đối với bệnh tả sau bão không?
Pháp luật
Hướng dẫn xử lý nước ăn uống và xử lý vệ sinh môi trường sau bão lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Pháp luật
09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý?
Pháp luật
Hỗ trợ thiệt hại đào, quất Nhật Tân sau trận lũ lịch sử do ảnh hưởng bão số 3? Tải về mẫu đề nghị hỗ trợ?
Pháp luật
Hộ gia đình có người bị chết do bão số 3 gây ra thì sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng là bao nhiêu?
Pháp luật
Cá nhân nước ngoài hoạt động không đúng nội dung đăng ký đối với việc tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mức hỗ trợ thiệt hại đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm do bão Yagi gây ra là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả thiên tai
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
42 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào